Review sách Dấu Chân Trên Cát – Sách hay tháng này

 Tuy là một tiểu thuyết hư cấu nhưng tác giả của Dấu Chân Trên Cát - The Egyptian đã xây dựng nó từ những truyền thuyết trong dân gian, nên nó vẫn có giá trị trên địa hạt sử liệu và khảo cổ.

Ngày nay người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sỡ dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lùng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó. Dưới đây là review sách Dấu chân trên cát chi tiết nhất Combo Sách gửi đến bạn!

Review sách " Dấu chân trên cát"

Câu chuyện về The Egyptian – Dấu chân trên cát 

Trong chuyến du lịch Hy Lạp, ông nghe kể về Sinuhe, một giai thoại phổ thông vẫn được lưu truyền trong dân gian xứ này. Ông đã tìm hiểu, tiếp xúc với các bô lão để ghi chép, thâu tập chi tiết về nhân vật lạ lùng này, rồi thêm vào đó một vài tình tiết với ý định sẽ dựng lên một vở kịch lớn nhưng nửa chừng, ông bỏ ý định và soạn thành cuốn tiểu thuyết The Egyptian (tạm dịch: Dấu chân trên cát). Xuất bản năm 1945, The Egyptian là một trong những cuốn sách có số bán rất chạy và đã được tái bản nhiều lần. 


Dấu chân trên cát

Dấu Chân Trên Cát - Đây là cuốn sách phóng tác (không phải dịch)

Ngày nay Ai Cập chỉ được biết đến như một quốc gia chậm tiến với những Kim Tự Tháp đồ sộ và những cổ mộ chứa xác ướp.  Rất ít ai biết vê quá khứ đầy huy hoàng của nền văn minh đã bị vùi lấp trong lòng cát sa mạc này. Hiển nhiên, lịch sử đã ghi nhận về triều đại của các vua Pharaoh, những người đã tốn rất nhiều xương  máu dân chúng để xây cất các Kim tự tháp, nhưng xây cất vào việc gì thì vẫn còn là một câu hỏi mà ngày nay người ta chưa tìm ra được câu trả lời. 

Mika Waltari (1908-1979) là một nhà soạn kịch nổi tiếng, đã viết hơn tám mươi kịch bản cho sân khấu kịch nghệ Broadway.

Lịch sử triều đại Ai Cập cũng chứa đựng nhiều bí mật lạ lùng không thể giải thích. Hiện nay, các nhà khảo cổ thông thái nhất  vẫn không  tìm được một chút manh mối hay di tích  gì về các đấng quân vương, những người  đã xây dựng  lên nền  văn minh nhất bên bờ sông Nile này. Họ chỉ khai quật được mồ mả , lăng tẩm của các bạo chúa, những người đã gây chiến tranh  khắp nơi, làm đổ máu dân lành vô tội.

Nhà khảo cổ Kevin Livingston đã viết “Hình như các vị minh quân không hề xây cất lăng tẩm, không hề dựng bia đá khắc ghi công trạng của mình. Phần lớn các lăng tẩm hay mồ mả được đào lên chỉ toàn của các vị vua bất tài, những bạo chúa khát máu, những người mà tên tuổi không còn ai muốn nhắc tới nữa”.

Bạn sẽ không rời mắt khỏi những dòng văn viết với ý tứ sâu sắc của một người con xa quê hương: "Người Ai Cập có thành ngữ: "Kẻ nào đã uống nước sông Nile thì không thể nào uống nước ở đâu được nữa". Quả thế tuy sống tại Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được Ai Cập quê hương thân yêu của tôi. 

Mặc dù hiện nay được giải khát bằng những loại rượu nho thơm ngon nhất của Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được hương vị trong mát ngọt ngào của những bình nước được múc lên từ sông Nile dòng sông mà người Ai Cập thường gọi là "mẹ Nile" một danh từ tràn đầy thương yêu không bút mực nào có thể tả xiết".

Sự thật về cốt truyện của Dấu Chân Trên Cát này ra sao?

Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp, nhưng làm sao lái buôn lại mở trường dạy học  và để lại nhiều tài liệu quý giá như thế được? 

Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa là giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi. Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. 

Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng tôn giáo xứ này phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho một giáo sĩ ngoại quốc đến mở trường  dạy học tại thánh địa Olympia của họ được. 

Nếu thế phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp hoàng tộc? Điều này xét ra cũng không có lý vì một người thuộc giai cấp hoàng tộc không thể bị đày biệt xứ. 

Luật pháp Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong hoàng tộc  nếu họ vi phạm một tội trọng nào đó chứ không có lệ bị đày biệt xứ, vì các vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chiêu binh mãi mã làm phản. Việc một người Ai Cập, thân thế mơ hồ, bị đày  biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athens, trung tâm văn hóa của Hy Lạp, vẫn là một bí mật đến nay các nhà khảo cổ chưa tìm ra được câu trả lời.

Sự sắp đặt bố cục tác phẩm chặt chẽ cốt truyện lôi cuốn với những dòng kết thúc mang tâm trạng buồn man mác: "Mặt trời từ từ lặn. Những tia nắng rơi rớt vương vấn trên các cồn cát sa mạc. Xa xa một con chim lạc lõng bay ..."[11]. Tôi bất chợt nhận ra cánh chim lạc lõng cô đơn ấy chính là Ichnaton là Sinuhe của gần 35

Dấu Chân Trên Cát – The Egypten được ví như cuốn sách về Khoa học sự chết: nghiên cứu cõi vô hình. Gọi là vô hình vì mắt không thấy được.

Để biết rõ hơn, các bạn có thể đọc thêm trong Dấu chân trên cát TẠI ĐÂY!